Nguyễn Công Phượng: từ quả Panenka vào lưới Viettel đến đẳng cấp của một siêu sao mang ý chí thép (phần 2)

Nguyễn Công Phượng: từ quả Panenka vào lưới Viettel đến đẳng cấp của một siêu sao mang ý chí thép (phần 2)

Vậy, cú đá Panelka này là gì mà lại đáng chú ý đến vậy. Tất cả bắt nguồn từ năm 1976 khi cú sút kì dị này được phát minh từ một tiền vệ công khoác áo đội tuyển quốc gia Tiệp Khắc mang tên Antonin Panenka.

Bước vào trận chung kết Euro 1976, Tiệp Khắc và Tây Đức đã phải dùng đến loạt sút luân lưu để phân định thắng thua. Antonin Panenka là người thực hiện cú sút cuối cùng khi tỉ số đang là 4-0 nghiêng về Tiệp Khắc.

Ngay cái khoảnh khắc đứng tim đó, Panenka bình tĩnh bấm bóng từ chấm 11 mét vào giữa khung thành trong khi thủ môn Josef Dieter Maier của Tây Đức đổ người sang bên phải. Kết quả, Tiệp Khắc vỡ òa với chức vô địch Châu Âu còn Panenka mãi ghi danh sử sách với pha sút phạt đặc sắc của mình.

Về sau, Panenka đã chia sẻ thêm với báo chí về nguồn gốc của cú sút này. Ngày xưa, ông toàn thua thủ môn Zdeněk Hruška, đồng đội cũ ở câu lạc bộ Bohemians Praha trong những buổi tập sút luân lưu Panenka tỏ ra rất cay cú.

Một hôm hai người cá độ với nhau, người thua phải trả tiền bia hoặc mua cho người thắng 1 thành chocolate. Vì vậy mà Panenka quyết tâm tìm cách đánh bại anh bạn của mình. Ông nhận ra rằng các thủ môn thường chờ cho đến khoảnh khắc cuối cùng trước khi cầu thủ chạm bóng để đoán hướng bóng và chờ cho đến khi bóng được sút để đổ người.

Nguyễn Công Phượng: từ quả Panenka vào lưới Viettel đến đẳng cấp của một siêu sao mang ý chí thép

Vì thế mà Panenka đã nghĩ ra kế sách vờ như sắp đá nhưng cuối cùng chỉ tâng bóng nhẹ nhàng vào giữa cầu môn. Kết quả thế nào thì ai cũng đã đoán được. Ý tưởng của Panenka đã thành công mĩ mãn.

Thế giới bóng đá ngày nay đã chứng kiến không ít cầu thủ từng sút bóng kiểu Panenka và trở nên nổi tiếng. Có thể kể đến những cái tên như Andrea Pirlo của đội tuyển Ý, người đã từng biến thủ thành Joe Hart của Tam Sư thành gã hề ở tứ kết EURO 2012, đưa đội bóng nước Anh về nhà trong cay đắng.

Rồi còn đó là cú sút huyền thoại của Zinédine Zidane vào lưới tuyển Ý trong trận chung kết World Cup 2006. Chính ở giây phút ấy, Zidane đã chính minh được đẳng cấp của mình khi dám múc bóng vào lưới Gianluigi Buffon ở giữa một trận đấu quan trọng như vậy để đưa tuyển Pháp vươn lên dẫn trước.

Không ngoa khi nói rằng chỉ có những cầu thủ tự tin vào đẳng cấp của mình mới dám sút như vậy. Dẫu biết so sánh Công Phượng với những huyền thoại của bóng đá thế giới là khập khiễng. Nhưng quả thật, Công Phượng là một cầu thủ hết sức đặc biệt.

Nhưng, điều gì đã khiến cho một số cầu thủ lại có khả năng dám thực hiện các pha bóng bất ngờ và đột phá hơn hẳn những người khác. Dĩ nhiên, vấn đề kĩ thuật là một chuyện nhưng cũng không ít các cầu thủ có kĩ thuật xuất sắc nhưng lại không nhiều người dám thực hiện các pha bóng tương tự.

Tuy chưa có một ai dám đưa ra một câu trả lời chính xác nhưng có lẽ, một nguyên do rất lớn nằm ở tâm lí và tinh thần của cầu thủ ấy. Những cầu thủ lớn là những cầu thủ sở hữu một tinh thần thép, không bao giờ lay chuyển và đầu hàng trước bất kì khó khăn nào. Chỉ những cầu thủ như vậy mới dám nhảy lên móc bóng và tung ra cú volley đột xuất, chỉ những cầu thủ như vậy mới chạy không biết mệt mỏi và áp sát đối phương ngay cả ở những phút 89, 90.

Những phẩm chất siêu sao như vậy là bẩm sinh ở các cầu thủ và không thể nào dạy được. Công Phượng là một cầu thủ như thế. Chẳng nói đâu xa, ngay cả bàn thắng đầu tiên của anh vào lưới Viettel là một cú volley thần sầu.

 

Còn tiếp…

 

Đề xuất của biên tập viên:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *